- Địa hình: Phần lớn là đồi núi hiểm trở, đồng bằng ở phía bắc và Tây nam. - Khí hậu: Khô hạn và nửa khô hạn; mùa đông lạnh và mùa hè nóng. II. Lịch sử phát triển: Trong suốt thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 thực dân Anh đã ba lần xâm lược Áp-ga-ni-xtan, (lần thứ nhất từ 1838 - 1842, lần thứ 2 từ 1878 - 1880 và lần thứ 3 từ tháng 5 đến tháng 6 năm 1919), nhưng cả 3 lần đều bị nhân dân Áp-ga-ni-xtan đánh bại. Từ 1919 đến 1973, nhân dân Áp-ga-ni-xtan sống dưới chế độ quân chủ. Tháng 4 năm 1978, Đảng Dân chủ Nhân dân Áp-ga-ni-xtan được Liên Xô giúp đỡ tiến hành cách mạng Saur (Tháng Tư) thành công, thành lập chính phủ Cộng hoà Dân chủ Áp-ga-ni-xtan. Tháng 12/1979, Liên Xô đưa quân vào Áp-ga-ni-xtan, tình hình không được cải thiện. Tháng 4/1988, Áp-ga-ni-xtan và Pakistan ký Hiệp định Geneve về việc giải quyết vấn đề Áp-ga-ni-xtan, theo đó Liên Xô sẽ rút hết quân khỏi Áp-ga-ni-xtan và ngày 15/2/1989, việc rút quân đã được hoàn thành. Từ sau khi Liên Xô tan rã (tháng 12/1991), Cộng hoà Áp-ga-ni-xtan mất hoàn toàn mat chỗ dựa cả về chính trị, kinh tế và quốc phòng. Tổng thống Najibullah buộc phải tuyên bố từ chức, chấp nhận trao quyền cho các lực lượng Hồi giáo đối lập. Ngày 28/4/1992 Mujaddadi trở thành Tổng thống lâm thời trong 2 tháng. Hội đồng lâm thời đã đổi tên Cộng hoà Áp-ga-ni-xtan thành Nhà nước Hồi giáo Áp-ga-ni-xtan. Từ thời gian 1992 đến 1996, khi các lực lượng Hồi giáo Mujahiddeen lên cầm quyền, tình hình Áp-ga-ni-xtan diễn biến phức tạp, các cuộc xung đột vũ trang, tranh giành quyền lực giữa các phe phái diễn ra quyết liệt. Tháng 9/1996, phái Hồi giáo cực đoan Taliban (nòng cốt chủ yếu người Pashtun) từ khu vực miền Nam Áp-ga-ni-xtan đã chiếm Thủ đô và dần dần kiểm soát gần như toàn bộ đất nước trong thời gian từ 1996 đến 2001. Từ 1996 đến 2001, chính quyền Taliban đã kiểm soát hầu hết Áp-ga-ni-xtan. Sau sự kiện 11/9, tháng 10/2001, Mỹ tiến hành cuộc chiến chống khủng bố tại Áp-ga-ni-xtan nhằm tiêu diệt mạng lưới Al Qeada, chế độ Taliban sụp đổ. Ngày 5/12/2001, tại Bon (Đức) bốn phe phái Áp-ga-ni-xtan gồm Liên minh Miền Bắc, nhóm Bảo hoàng Cựu vương Zahir Shah, nhóm Peshawar (Pakistan) và nhóm lưu vong, được Liên Hợp Quốc bảo trợ, đã nhất trí về tiến trình chính trị hậu Taliban, thành lập các chính quyền chuyển tiếp, trong thời hạn 2 năm, kể từ tháng 12/2001, tiến tới tổng tuyển cử thành lập một Áp-ga-ni-xtan thống nhất. Hamid Karzai (người Pahstun) được cử làm người đứng đầu Chính quyền tạm thời Áp-ga-ni-xtan (AIA) trong vòng 6 tháng (Tháng 12/2001 - 6/2002). Từ tháng 6/2002 Hamid Karzai tái cử Tổng thống và thông qua nội các gồm 26 bộ trưởng và 5 Phó Tổng thống. Trong cuộc bầu cử Tổng thống tháng 10/2004, Ông Kazai đã đắc cử và trở thành vị Tổng thống dân bầu đầu tiên tại Áp-ga-ni-xtan. |