Bangladesh Khái quát quốc gia

- Vị trí địa lý:
 Nằm ở phía Đông Bắc của tiểu lục địa Ấn Độ, phía Tây, phía Bắc và phía Đông giáp Ấn Độ; Đông Nam giáp Myanmar và phía Nam giáp Vịnh Bengal.
 
- Đặc điểm tự nhiên,
khí hậu:
 Nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng và ẩm. Mùa hè nhiệt độ trung bình từ 24 độ C - 39 độ C; mùa Đông từ 18 đến 23 độ C.
 
- Dân số:
mật độ trung bình 889 người/km2; tốc độ tăng dân số 2,08%/ năm ( 2004), chỉ có 35,3% dân số biết chữ; 85% dân số sống ở các vùng nông thôn.
 
- Tôn giáo:
 88,3% dân số theo Hồi giáo, Ấn Độ giáo (10,5%), Phật giáo (0,6%), Thiên chúa giáo và tín ngưỡng khác (0,6%)…
 
- Ngôn ngữ:
 Tiếng Bengali (khoảng 95% dân sử dụng); tiếng Anh được sử dụng rộng rãi.
 
II. Lịch sử phát triển:
Băng-la-đét là quốc gia trẻ nhất Nam Á, được thành lập năm 1971. Lịch sử và văn hoá Băng-la-đét gắn liền với lịch sử và văn hoá Ấn Độ. Trước năm 1947, Băng-la-đét là một phần lãnh thổ của tiểu lục địa Ấn Độ (Đông Ben-gal). Tuy là một bộ phận của Pa-kít-xtan nhưng Đông Pa-kít-xtan bị giai cấp tư sản Tây Pa-kít-xtan bóc lột thậm tệ và trên thực tế là thuộc địa của Tây Pa-kít-xtan. Trong cuộc tổng tuyển cử 12/1970 ở Đông Pa-kít-xtan, Liên đoàn Nhân dân (AL) của Sếch Mu-gi-bua Ra-man giành thắng lợi áp đảo và được sự giúp đỡ của Ấn Độ, nước Cộng hoà Nhân dân Băng-la-đét độc lập ra đời ngày 26/3/1971. Sếch Mu-gi-bua Ra-man trở thành Tổng thống đầu tiên của Băng-la-đét. Ông bị sát hại vào năm 1975.
Thời kỳ 1971-1975, chính quyền Băng-la-đét do phái dân sự nắm và thi hành chính sách đối ngoại hoà bình, KLK tích cực, có quan hệ hữu nghị và hợp tác chặt chẽ với Ấn Độ, Liên Xô và các nước XHCN, ủng hộ các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân.
Từ năm 1975-1982, tình hình Băng-la-đét luôn có biến động, nhiều lần thay đổi chính phủ, phe quân sự lên nắm quyền ở Băng-la-đét, theo chính sách thiên hữu: đàn áp các đảng phái trong nước, thân Mỹ, phương Tây. Tổng thống Di-au Rát-man (chồng của đương kim Thủ tướng Băng-la-đét Kha-lê-đa Di-a ) bị ám sát năm 1981.
Sau thắng lợi của phong trào đòi dân chủ vào đầu những năm 90, ba cuộc tổng tuyển cử vào các năm 1991, 1996 và 2001 đã được tiến hành dân chủ và công bằng với sự tham gia của hai lực lượng chính trị chủ yếu và đối địch nhau là AL và Đảng Dân tộc Băng-la-đét (BNP). Chính phủ hiện nay gồm liên minh 4 Đảng do bà Kha-lê-đa Di-a, Chủ tịch đảng BNP làm Thủ tướng, lên nắm quyền từ năm 2001.