Brunei Darussalam Khái quát quốc gia

Tên nước: Brunei Darussalam (Bru-nây Đa-rút-xa-lam, nghĩa là Xứ sở Hoà bình: The Abode of Peace)
2. Địa lý:
Vị trí địa lý: Gồm hai phần tách rời nhau nằm lọt trong bang Sarawak của Ma-lai-xi-a. Trừ phía Bắc giáp biển Đông, ba mặt còn lại có biên giới chung với Đông Ma-lai-xi-a.
Thành phố lớn: Bandar Seri Begawan (khoảng 100.000 dân).
Địa hình: vùng bờ biển là đồng bằng, miền núi ở phía đông và vùng đồi thấp ở phía tây.
Diện tích: 5.765 km2, trong đó 70% là rừng, bờ biển dài 160km, trong đó diện tích vùng nước là 500 km2, diện tích đất liền là 5,269 km2. Cả nước chia làm 4 quận: Bru-nây-Muara, Tutong, Belait và Temburong.
Khí hậu: Nhiệt đới, nóng, ẩm, chỉ có hai mùa mưa và khô (giống miền Nam Việt Nam). Nhiệt độ trung bình từ 24 - 320C.
3. Dân số:
Dân số:người Mã chiếm 67%, người Hoa 15%, dân tộc ít người và người nước ngoài 12%.

II/ Lịch sử phát triển:
Tiểu vương quốc Bru-nây đã có thời kỳ thống trị phần lớn lãnh thổ đảo Borneo và miền Nam Phi-líp-pin. Từ thế kỷ 16 những người Hồi giáo ở bán đảo Malacca đã đến Bru-nây buôn bán và truyền bá đạo Hồi. Trong các thế kỷ 17 và 18 và nhất là cuối thế kỷ 19, với sự xâm nhập của phương Tây, Bru-nây cũng như các tiểu vương quốc khác ở Tây Ma-lai-xi-a bị suy yếu. Năm 1841, thực dân Anh buộc Tiểu vương Bru-nây nhượng phần lớn lãnh thổ của mình cho tiểu vương người da trắng tên là Jame Brook ở Sarawak và đến 1888, Bru-nây hoàn toàn trở thành nước bảo hộ của Anh. Năm 1906 Bru-nây chấp nhận sự kiểm soát của Anh mà quyền hành pháp thuộc về Đại diện thường trực của Anh (British Resident). Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, Bru-nây bị Nhật chiếm đóng (1941-1945). Năm 1946, sau khi Nhật bại trận, Anh quay lại chiếm Bru-nây. Trong thời gian này phong trào đấu tranh đòi độc lập phát triễn mạnh ở Bru-nây, dẫn đến việc Anh buộc phải ký với Quốc Vương một thoả ước có tính chất hiến pháp (9/1953) quy định Bru-nây có quyền tự quyết về các vấn đề đối nội, chủ yếu về kinh tế và tôn giáo; Anh là nước bảo hộ phụ trách các vấn đề đối ngoại, quốc phòng và an ninh. Ngày 14/12/1960, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua một nghị quyết về trao trả độc lập cho các lãnh thổ thuộc địa và chưa tự trị, trong đó có Bru-nây. Đứng trước phong trào đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Bru-nây chống lại sự bảo hộ của Anh lên cao, ngày 3/11/1971 Anh đã phải thoả thuận với Bru-nây sửa đổi Hiến pháp 1959, công nhận Bru-nây có quyền tự quyết về công việc nội bộ; Anh phụ trách vấn đề đối ngoại, còn vấn đề an ninh và quốc phòng là trách nhiệm chung của cả Anh và Bru-nây. Ngày 1/7/1979 Anh và Quốc Vương Bru-nây đã ký một hiệp định, theo đó Anh sẽ trao trả độc lập hoàn toàn cho Bru-nây vào ngày 31/12/1983. Ngày 15/7/1983, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 37 ngày sinh của mình, Quốc Vương Bru-nây tuyên bố lấy ngày 23/2/1984 làm ngày quốc khánh (tuy ngày tuyên bố độc lập là 1/1/1984).