-Chế độ nhà nước: Cộng hoà (tổng thống) -Hiến pháp : Hiến pháp hiện nay được thông qua sau cuộc trưng cầu dân ý năm 1937 (thay hai Hiến pháp trước vào năm 1919 và 1922). Hiến pháp quy định Tổng thống, hai Nghị viện, cơ cấu và quyền lực toà án và quan hệ các cơ quan này với nhau. -Vị trí địa lý: Ai len là nước đảo, nằm trong biển Bắc Băng Dương, ở cực Tây- Bắc châu Âu, phía đông giáp biển nằm giữa Ailen và nước Anh, phía Tây Bắc Băng Dương -Khí hậu: Do ảnh hưởng dòng hải lưu Gulf Stream, nên có nhiều gió mạnh thổi theo hướng Tây nam và nhiệt độ toàn quốc không khác nhau. Tháng lạnh nhất là tháng Giêng và tháng hai từ 4-70 C. Tháng ấm nhất là 7 và 8, nhiệt độ 14-160C. Hòn đảo Ailen bị tách khỏi châu Âu vào thời kỳ cuối của kỷ nguyên Băng hà, do đó các loại động thực vật ít hơn châu Âu. -Tài nguyên: Zinc, chì, khí đốt, dồng, gýmpum, vôi, dolomite, bạc, barite -Tôn giáo: Thiên chúa giáo chiếm 88,4% (2002) -Quốc khánh: 17/3 (ngày Thánh Patrick) -Ngày độc lập: 6/12/1921 (tách ra từ nước Anh) -Ngày Hiến pháp : 29/12/1937
LỊCH SỬ Cộng hòa Ai – len ra đời năm 1922 sau khi 26 tỉnh của đảo Ai-len tách khỏi Vương Quốc Anh. Sáu tỉnh còn lại vẫn thuộc Anh, thường gọi là Vùng Bắc Ai-len. Trước đó, Ai len nằm dưới quyền cai trị của Vương Quốc Anh trong nhiều thế kỷ.
Từ cuối thế kỷ 19 (1874), người Ai-len đã đấu tranh xây dựng một hệ thống luật pháp riêng nhằm dành quyền tự trị mà không buộc đảo này phải tách hẳn khỏi Anh quốc. Tuy nhiên từ đó đã nảy sinh ra mâu thuẫn trong nội bộ Ai-len giữa một bên là những người Tin lành theo chủ nghĩa liên minh (unionism), muốn Ai – len tiếp tục nằm trong nước Anh và một bên là những người Thiên chúa giáo theo phe Sinn Fein, muốn Ai len tách hoàn toàn khỏi Anh thành quốc gia độc lập. Chủ nghĩa Liên minh đặc biệt phát triển mạnh ở khu vực Ulster phía bắc, nơi công nghiệp hóa phát triển mạnh so với phần còn lại của Ai-len chủ yếu làm nông nghiệp. Năm 1914, để tránh một cuộc nội chiến ở Ulster, Thủ tướng Anh lúc bây giờ là Asquith, với sự đồng thuận của lãnh đảo đảng Quốc hội Ai-len đã trao quyền tự trị cho 26 trong số 32 tỉnh của Ai –len, 6 tỉnh phía Bắc nằm ngoài thỏa thuận này. Tuy nhiên do thế chiến thứ nhất nổ ra năm 1914, thỏa thuận này chưa được áp dụng.
Năm 1919, sau cuộc bầu cử Quốc hội, 73 trong số 106 nghị sỹ quốc hội thuộc đảng Sinn Fein từ chối không tham gia Hạ nghị viện Anh mà thay vào đó lập Quốc hội riêng của Ai –len (Dail Eireann). Quốc hội Ai-len tháng 1/1919 đơn phương ra bản Tuyên ngôn độc lập và tuyên bố thành lập Cộng hòa Ai-len. Tuy nhiên Cộng hòa Ai-len, không được quốc tế công nhận (trừ Liên bang Xô Viết). Sau cuộc chiến dành độc lập, Anh và Ai-len đàm phán Hiệp định Anh – Ailen năm 1921, cho ra đời nước Ai-len-Tự do. Ai – len - Tự do bao gồm 26 tỉnh, 6 tỉnh phía bắc còn lại được quyền chọn hoặc gia nhập quốc gia mới, hoặc vẫn giữ thuộc về Anh và họ đã chọn ở lại Vương quốc Anh. Đứng đầu của nước Ai len độc lập là nhà vua Ai –len.
Cuộc nội chiến Ai –len là hệ quả của Hiệp định này. Cuộc nội chiến đã chia rẽ quân đội Cộng hòa Ai – len (IRA) thành hai phe: phe chống và phe ủng hộ Hiệp định. Các lực lượng chống Hiệp muốn chấm dứt hoàn toàn ảnh hưởng của Anh và muốn Ai len từ bỏ khối Thình vượng chung của Anh. Chiến tranh liên miên đã làm kiệt quệ nền kinh tế Ai –len trong nhiều năm. Ngày 29/12/1937, Hiến pháp mới của Ai-len ra đời thay tên nước Ai-len-Tự-do bằng tên mới Ai-len, và quy định người đứng đầu nhà nước Ai-len là Tổng thống thay vì Nhà vua. Ai –len đã ra khỏi Khối thịnh vượng chung của Anh năm 1949, gia nhập Liên Hiệp Quốc năm 1955, Khối Thị trường chung Châu Âu, tiền thân của Liên minh Châu Âu năm 1973 (cùng với Anh).
Các chính phủ Ai-len đã hợp tác với chính phủ Anh tìm kiếm những giải pháp hòa bình nhằm thống nhất Ai –len. Tiến trình hòa bình mang tên Thỏa thuận Belfast được thông qua năm 1998 đang được thực thi nhằm giải quyết cuộc nội chiến kéo dài hơn 1 thế kỷ nay. |